Các mức độ trưởng thành
📜

Các mức độ trưởng thành

Tags
Knowledge
Published
July 14, 2023
Author
CaoCuong2404
Có một nghiên cứu của vị giáo sư ở đại học Harvard về sự phát triển và mức độ trưởng thành của một con người.
Sự phát triển của bản thân qua những mức độ trưởng thành đối với đại đa số chúng ta là cứ lớn lên và mặc định xem nó là trưởng thành. Tuy nhiên điều này thật ra nó lại không đúng, thể hiện ở chỗ thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy có một số đứa trẻ ở trong hình hài của những người lớn, đây là những người mà đã 20 30 thậm chí là 40 50 tuổi rồi nhưng mà cách suy nghĩ và hành xử của họ lại như là những đứa con nít vậy.
Khi hiểu được những mức độ trưởng thành này nó sẽ giúp cho chúng ta có được những cái nhìn rất là khác về xung quanh và quan trọng hơn là nó sẽ giúp cho chúng ta có nhiều góc nhìn về chính bản thân mình.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về hai chữ trưởng thành. Khi nhắc tới từ này thì đa số mọi người đều nghĩ tới một con số nào đó trong đầu. Có người sẽ nghĩ là 18 tuổi có người thì sẽ nghĩ là 25 tuổi hoặc là thậm chí có người sẽ nghĩ là 30 hay 40 gì đó. Tuy nhiên như ở trong ví dụ trên, trong cuộc sống có rất là nhiều trường hợp chúng ta sẽ gặp những người lớn tuổi rồi nhưng mà cách hành xử của họ rất là trẻ con. Ví dụ như là hơn thua những chuyện lặt vặt, hay là hành xử với tính cách bộc phát, hoặc họ không có biết cách kiềm chế bản thân, gặp chuyện gì cũng dùng chân tay ra để mà giải quyết, và ở chiều ngược lại thì có những người tuổi đời còn rất là trẻ nhưng mà cách hành xử của họ thì lại rất là chững chạc.
Lý do của việc này nó xuất phát từ một hiểu lầm căn bản mà có rất là nhiều người hay bị lẫn lộn đó là người ta nghĩ là khi chúng ta lớn thì chúng ta sẽ trưởng thành và càng sống lâu thì người ta càng trưởng thành hơn thật ra thì việc chúng ta sống lâu ở trên đời và việc trưởng thành nó không có liên quan nhiều đến nhau. Nó chỉ ngẫu nhiên trùng hợp ở chiều ngược lại đó nên thường thì những người trưởng thành sẽ có xu hướng nhiều tuổi hơn, nhưng đây nên được xem là một sự trùng hợp một chiều chứ nó không nên xem như điều mặc định theo kiểu hai chiều.
Trưởng thành nó không liên quan tới tuổi vậy có phải là trưởng này nó chính là từ sự hiểu biết của chúng ta hay không?
Có rất là nhiều người, họ rất là giỏi ở một lĩnh vực nào đó thậm chí là giỏi ở nhiều lĩnh vực nhưng chính sự hiểu biết nhiều đó nó làm cho họ trở nên tự phụ và nghĩ là mình đang là thiên tài, cái gì mình cũng biết. Cho tới một lúc nào đó khi hiểu biết nhiều hơn thì chính họ lại tự thấy là mình thật ra mình chưa biết gì cả, đó mới chính là lúc mà người ta trưởng thành hơn.
Có tổng cộng là 5 mức độ trưởng thành.
  1. Ở mức độ đầu tiên, chính xác thì giai đoạn này người ta chưa gọi là mức trưởng thành, đây là mức thấp nhất. Trong tiếng Anh người ta gọi mức này là Impulsive Mind.
    1. Để dễ hình dung thì đây là giai đoạn tầm tuổi khoảng từ 2 tuổi tới 6 tuổi, là giai đoạn mà gần như là mọi hành động và suy nghĩ của chúng ta nó đều theo bản năng. Chúng ta thấy gì thì chúng ta nói đó, nếu cần gì thì chúng ta đòi cái đó.
  1. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn từ 6 tuổi cho tới tuổi thiếu niên, người ta hay gọi là tuổi teen.
    1. Giai đoạn này gọi là Imperial Mind, đó là khi mà chúng ta bắt đầu có những nhận thức về bản thân mình và tất cả những gì mà ta sống ở trong giai đoạn này nó đều là để phục vụ cho bản thân của mình, nói dễ hiểu hơn là khi đó chúng ta sống cho bản thân mình, chưa biết hy sinh cho người khác hay là nhường nhịn cho những giá trị chung. Nhưng có những trường hợp một số người qua khỏi giai đoạn này nhanh hơn, ví dụ như một đứa bé nó chỉ mới 10 tuổi nhưng đã đi làm để nuôi em hoặc đơn giản hơn là nhường đồ chơi cho em.
      Nhưng ngược lại có những người mãi tới sau này khi mình đã lớn rồi 20 tuổi 30 tuổi thậm chí là hơn nhưng mà họ vẫn bị kẹt lại ở giai đoạn này. Những người đang ở trong giai đoạn này những việc họ làm đều hướng tới các mục tiêu cho bản thân, đặt những lợi ích hoặc sự an toàn thậm chí kể cả những hành động của bản thân lên trước, thoạt nhìn có vẻ như là họ đang hành động cho nhưng người xung quanh nhưng thật ra cũng là vì bản thân mình. Ví dụ, không vứt rác ra đường không phải là bởi vì lo cho lợi ích chung mà là sợ bị phạt. Họ không dám ngoại tình là do sợ những hậu quả sau đó cho bản thân chứ không phải là vì họ đang nghĩ cho người vợ hay là những người khác trong gia đình mình.
  1. Giai đoạn thứ ba đó là giai đoạn người ta gọi là Socialized Mind.
    1. Khác với các nhóm trước - là những người chỉ quan tâm những lợi ích và sự an toàn của bản thân mình thì nhóm thứ ba họ bắt đầu có sự quan tâm tới những người xung quanh và xa hơn nữa là những chuẩn mực chung của xã hội. Bắt đầu có sự chuyển dịch ưu tiên từ bản thân sang ưu tiên cho những chuẩn mực chung.
      Sau thời gian phát triển ở giai đoạn thứ hai, khi chúng ta sống với những giá trị và chuẩn mực xung quanh của xã hội, ở nơi mình đang sinh sống thì từ từ những giá trị này bắt đầu ít nhiều ảnh hưởng lên tính cách của bản thân và chính tính cách này sẽ tạo ra cách sống của mình.
      Ví dụ những người lớn lên ở trong xã hội phong kiến thì sẽ hành xử theo dạng là Trung Quân Ái Quốc hay là vua mà đã xử chết rồi thì bất tử bất trung, còn nếu lớn lên ở xã hội phương tây hiện đại họ lại đề cao những chuẩn mực về tính bình đẳng, chủ nghĩa cá nhân
  1. Mức trưởng thành thứ tư người ta gọi là Self-Authoring Mind.
    1. Ở mức độ này chúng ta định nghĩa được mình là ai, muốn gì và từ đó xây dựng cho riêng mình một hệ giá trị riêng, để từ đó tạo một cuộc sống riêng phù hợp với những hệ giá trị riêng phù hợp với cuộc sống mình.
      Những người ở giai đoạn này họ sẽ không còn quan tâm tới việc những người xung quanh sẽ nghĩ gì về mình nữa. Tất nhiên là để xây dựng được cả một con đường riêng và một thế giới riêng như vậy thì những người này phải có đủ trải nghiệm và kiến thức, cộng thêm với việc phải liên tục đặt câu hỏi tại sao với những chuẩn mực hoặc khuôn phép mà những người ở nhóm thứ ba đang tuân theo một cách mặc định.
  1. Cuối cùng, là mức độ trưởng thành cao nhất, gọi là Self-Transforming Mind
    1. Mức độ cuối cùng rất đặc biệt và có ít người đạt được tới mức này. Đây là nhóm mà họ bắt đầu nhận ra là cuộc sống không chỉ có màu trắngmàu đen. Họ vẫn luôn đặt câu hỏi với những chuẩn mực xung quanh và một mặt khác thì họ cũng liên tục đặt câu hỏi với chính những chuẩn mực của bản thân. Nhưng người này sẵn sàng thay đổi khi cần. Nói một cách khác thì lúc này không còn đường biên giới nào hết hay đường biên giới nhận thức gần như là vô tận. Chính nhờ đó, bản thân gần như là kiểm soát được cảm xúc theo bất kỳ hướng nào mà mình muốn.
      Theo một thống kê của các nhà nghiên cứu.
      Tất cả mọi người đều sẽ đi được từ mức 1 lên mức 2, đại đa số mọi người này sẽ dừng lại ở mức số 3, tuy nhiên sẽ có một số ít bị kẹt lại ở mức thứ 2.
      Chỉ có một số ít người lên được mức thứ 4 và có rất ít người đến được mức số 5.
       
Trích từ 5 mức độ trưởng thành của một con người - HieuTV